Nhatkituoiyeu.tk
Chào mừng bạn đến với diễn đàn nhật kí tình yêu của bạn,của tôi và của mọi người.Nơi chia sẽ những câu chuyện có thật.nơi giao lưu và chia sẽ mọi buồn vui trong tình yêu
****************************************************
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm vẫn có thể xem gần như toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Nếu là người mới đến hoàn toàn thì vui lòng ghé qua khu "Nội quy - Hướng dẫn sử dụng diễn đàn" trước để nắm những cái cơ bản.
Chúc các bạn vui vẻ.
Nhatkituoiyeu.tk
Chào mừng bạn đến với diễn đàn nhật kí tình yêu của bạn,của tôi và của mọi người.Nơi chia sẽ những câu chuyện có thật.nơi giao lưu và chia sẽ mọi buồn vui trong tình yêu
****************************************************
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm vẫn có thể xem gần như toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Nếu là người mới đến hoàn toàn thì vui lòng ghé qua khu "Nội quy - Hướng dẫn sử dụng diễn đàn" trước để nắm những cái cơ bản.
Chúc các bạn vui vẻ.
Nhatkituoiyeu.tk
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhatkituoiyeu.tk

Cuộc sống là chuỗi dài của những hoài niệm. Hãy ghi lại ký ức tình yêu của bạn cùng tôi
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics

 

 Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người

Go down 
Tác giảThông điệp
King of Loves
* Smod *
* Smod *
King of Loves


Tổng số bài gửi : 394
Join date : 13/10/2010
Age : 35
Đến từ : Kingdom of Loves

Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Empty
Bài gửiTiêu đề: Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người   Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Icon_minitimeSun May 29, 2011 9:47 am

TT - LTS: Trong số tư liệu mới được công bố nhân ngày giỗ lần thứ 10 của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có quyển sách đáng chú ý Thư tình gửi một người. Nhà thơ Nguyễn Duy, với tư cách là người được mời biên soạn tập sách, đã có vài cảm nhận riêng về một góc khác trong con người Trịnh: góc của tâm hồn văn chương.

Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người ImageView

Dao Ánh và Trịnh Công Sơn - Ảnh từ sách Thư tình gửi một người

Thư tình gửi một người gồm khoảng 100 bức thư được chọn lọc trong hơn 300 thư viết tay của Trịnh Công Sơn gửi cho một người có tên là Dao Ánh.

Các bức thư hầu hết viết ở giai đoạn 1964-1967 sau đó thì đứt đoạn. Đến những năm 1980 hai người tiếp tục viết thư cho nhau với tình cảm của những người bạn. Từ đây cho đến khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất còn thêm khoảng 20 lá thư nữa. Trong đó, có lá thư duy nhất gửi bằng đường thư điện tử viết năm 2000, ấy cũng là bức thư cuối cùng nhạc sĩ họ Trịnh viết cho Dao Ánh.



Một tài năng văn chương tuyệt vời

Trong thư ủy nhiệm cho Trịnh Vĩnh Trinh, chị Dao Ánh nói rõ đây không phải để khoe một mối tình mà chị ấy nhận thấy tập thư viết rất hay, có giá trị văn học, nếu những thư này đến được với nhiều người thì rất bổ ích.

Tôi và nhà báo Nguyễn Trọng Chức được nhờ sắp xếp lại tập thư và chú giải những điển cố, điển tích, các tác giả triết học, văn học, âm nhạc, những tác phẩm văn chương và bài hát. Đặc biệt, trong thư nhạc sĩ sử dụng nhiều tiếng Pháp... tất cả những điều đó cần được chú giải cẩn thận.

Lá thư đầu tiên, tức năm 1964, Dao Ánh khi ấy mới 15 tuổi, con của một thầy giáo giảng dạy Pháp văn. Bản thân cô là một người đọc nhiều, hiểu nhiều về văn học và triết học. Đọc thư của Trịnh Công Sơn để thấy người đọc thư cũng có vốn văn hóa rất dày dù tuổi đời còn rất trẻ.

Là một trong những độc giả đầu tiên, tôi thấy thư viết rất hay. Mọi người mới biết về một Trịnh Công Sơn với những ca khúc hay, nhưng thông qua những lá thư này người ta còn biết đến Trịnh Công Sơn như một tài năng văn chương. Nếu trước đây là ca từ và giai điệu tuyệt vời trong các bản tình ca thì giờ là văn đầy chất thơ, giàu tư tưởng và tràn ngập cảm xúc. Điều quan trọng tôi cảm nhận được là tài nghệ sai khiến ngôn ngữ của Trịnh.

Nhưng các bức thư không phải là sáng tác văn học, nó giống như nhật ký tình yêu. Qua đó người ta thấy được tình cảm, cảm xúc, nỗi nhớ nhung, buồn phiền, yêu thương... Dù chứa một nỗi buồn man mác từ đầu đến cuối nhưng luôn đậm đặc tình yêu thương con người và cuộc sống. Và quan trọng, giống như nhạc, những lá thư tình này dù buồn, dù đau khổ, đổ vỡ nhưng đều hướng tới cái đẹp. Dù tan vỡ nhưng vẫn có lời chúc cho người yêu của mình có đời sống hạnh phúc. Trịnh Công Sơn cũng có mối tình xa xôi với Diễm, tức là yêu thì rất mãnh liệt nhưng đó là “tình yêu trên trời”, vì một hoàn cảnh nào đó mà tình yêu không thành. Theo gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Dao Ánh chính là em gái của Bích Diễm. Sau khi không còn tình yêu với Bích Diễm nữa thì là tình yêu với Dao Ánh. Lúc ấy cô còn đang học ở Huế.

Tập thư này có ba phần: phần đầu là nỗi nhớ nhung. Phần 2 anh Sơn kể lại cuộc giao du để làm nhạc và hát rồi lưu lạc ở Đà Lạt, Sài Gòn, Huế... trong thời gian đi hát với bạn bè: Đinh Cường, Trịnh Cung, Hoàng Phủ Ngọc Tường và đặc biệt là Khánh Ly.

Phần 3 từ năm 1966-1967, lúc ấy Dao Ánh đã vào học ở Sài Gòn và sống trong cư xá Thanh Quan. Giai đoạn này Trịnh Công Sơn viết rất nhiều ca khúc tặng Dao Ánh.

Trong thư cũng thấy thời gian sau Dao Ánh không còn mặn mà trả lời thư của Sơn nữa thì Sơn có trách móc. Và lá thư viết ngày 25-3 -1967 Trịnh Công Sơn viết: “Chúng mình kết thúc tình yêu ở đây”. Sau đó còn chúc Dao Ánh có đời sống tốt đẹp và thật hạnh phúc. Hành động này của anh Sơn khiến tôi nghĩ đến Pushkin với câu thơ: Chúc em gặp được người tình như tôi đã yêu em. Đó là một tình cảm độ lượng.

Thư từ giải mã ca từ

Tôi biết Trịnh Công Sơn rất lâu và biết nhiều cả về những mối tình của anh ấy, nhưng tập thư này vô cùng bất ngờ đối với tôi. Bởi vì tôi đã gặp những người Trịnh Công Sơn đã yêu hoặc những người yêu Trịnh Công Sơn ở trên đời này. Ví dụ: chị C.N.N., người Pháp gốc Việt, từng về để chuẩn bị đám cưới với Trịnh Công Sơn; sau đó là Michiko người Nhật, đây cũng là một mối tình; rồi cô V.A., á hậu một cuộc thi nhan sắc, gia đình đã tới lui rất mặn mà và cũng gần đến hôn nhân rồi lại tan vỡ (đầu những năm 1990); rồi một ca sĩ... Tôi biết những phụ nữ đó. Trong suy nghĩ của tôi thì Diễm là người yêu sâu sắc nhất của Sơn, nhưng khi đọc thư này thì mới biết tình yêu bền bỉ từ đầu đến cuối, cho đến tận lúc Sơn mất đi lại chính là Dao Ánh. Hàng loạt ca khúc viết trong suốt giai đoạn yêu nhau và cả sau này đều dành cho Dao Ánh: Em còn nhớ hay em đã quên, Xin trả nợ người.

Những lá thư này giống như biểu tượng của tình yêu muôn thuở.

Đó là một tình yêu thánh thiện, đổ vỡ thì cũng là thánh thiện. Hay là vì nó đổ vỡ nên mới còn lại bền bỉ đến giờ! Cho đến bức thư viết năm 2000, Sơn vẫn viết trong tâm trạng của một người yêu. Đến nay, sau khi Sơn mất đi rồi, tình yêu ấy còn mạnh hơn cả tập thư này. Tôi cho rằng mối tình cụ thể không còn nhưng một mối tình biểu tượng vẫn còn mãi.

Đọc hết các lá thư tình, nó cũng giải mã cho rất nhiều ca từ trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn. Người đọc sẽ hiểu được cội nguồn rất nhiều bài hát tại sao lại có ca từ như thế. Một bài rất nổi tiếng Cuối cùng cho một tình yêu phổ thơ của Trịnh Cung, dù phổ thơ Trịnh Cung nhưng khi kết thúc và chia tay thì hoàn toàn là để dành tặng cho Dao Ánh với những ngôn từ mà ông đã dành để viết thư. Nhiều năm tháng qua đi và cô Dao Ánh đã sang nước ngoài, Trịnh Công Sơn viết Em còn nhớ hay em đã quên, cũng là để viết riêng cho Dao Ánh.

Các ca từ được lặp đi lặp lại rất nhiều trong các thư gửi cho Dao Ánh, sau này xuất hiện trong các tác phẩm âm nhạc của Trịnh Công Sơn.


Thư tình gửi một người

Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người ImageView

Bìa sách Thư tình gửi một người - phát hành ngày 2-4-2011

● ... Mưa đã trở về cùng với đêm. Như một ngày nào Ánh rời xa anh để trở về với nếp sống bình thường, ở đó Ánh đi trên lối đi quen thuộc của những người đã đi trước mà không cần phải nhìn những bảng số hai bên đường. Sẽ bình thường và thản nhiên quên đã một lần giẫm chân qua một vực thẳm địa đàng mà anh đã linh cảm trước từ lâu, như “địa đàng còn in dấu chân bước quên” của một thời anh đã âm thầm nghĩ rằng biết đâu Ánh không lớn lên từ một loài dạ lan nào đó.

Những con chim lạ nào đã xuất hiện trên vòm trời trước mặt một buổi chiều để báo cơn dông sắp qua miền đất này. Ánh ơi Ánh ơi, Ánh sẽ để lại đất đai này dấu tích của một thời huy hoàng nào xa cũ. Anh sẽ làm người đốt đèn ở ngọn hải đăng trở lại. Người đốt đèn đã mê sảng trong một cơn sốt kinh niên. Hằng đêm đốt đèn lên, đi tìm trong vùng sương dưới chân đồi những vết chân cùng những chứng tích của người bỏ đi đã một lần có mặt. Đêm đã rộn ràng nhè nhẹ với tiếng giun dế reo ngoài bãi cỏ.

...

Mưa đã rơi xuống bằng thác ầm ĩ quanh anh cũng như bóng tối đã phủ chìm đất cỏ. Ngoài kia có còn gì đâu ngoài một ánh sáng néon ở xa, một trụ đèn bằng cây và hai màu trời đất. Mưa vẫn rơi vẫn ướt đẫm, anh nghĩ đến tóc Ánh những sợi tóc dài rất đẹp. Ôi dòng sông cho những ước mơ trôi đi trôi đi. Bây giờ đã mất cho một tiếc nuối không cùng. Nếu Ánh còn giữ một ít nào đó thì hãy gửi cho anh để anh nhìn lại ở đó tìm một lời ngưỡng vọng cũ của mình. Ánh ơi Ánh ơi, bao giờ nghĩ đến Ánh anh cũng mường tượng ra một Ánh rất huyền thoại lung linh. Anh nhớ đến Ánh qua hình dáng của Claire trong Terre promise (1) - “vùng đất hứa”, ở đó Claire, sau những thất vọng trong cuộc sống này, hướng về với tâm hồn thanh thoát cởi mở lòng ích kỷ và tìm ở vùng đất mới này một tình yêu đơn thuần như hoa cỏ.

(Trích thư ngày 27-10-1964)

● ...Tự nhiên anh thấy cần nói với Ánh, cần nói với như thầm nghĩ rằng Ánh mới hiểu mới nhìn thấy được anh. Những con người sống với lòng chân thành mới dễ nhìn thấy nhau. Đừng ngụy trang thể xác, đừng ngụy trang tâm hồn.

(Trích thư ngày 27-10-1964)

● Anh về đây từ chiều hôm qua sau hơn mười giờ nằm kẹt lại ở rừng. Chiến tranh đã đốt lên ở đó. Những chiều sương lên mù mịt và mây bỏ xuống thành phố, anh ngồi hút thuốc và nhìn từng xác người đưa về, từng người đàn bà thất thểu khóc và không khí buồn thảm cứ như thế nhân lên. Anh đã phải ngẩn ngơ và quên hẳn những kêu rêu cũ của mình.

Anh cũng vẫn ngồi ở phòng mỗi ngày chờ những cơn mưa chiều xuống trên bãi đất rộng màu nâu sẫm. Thật chán nản. Anh không còn một ý nghĩ nào cho mình hay cho bạn bè nữa. Trí óc rỗng tuếch. Một hư vô miên man bao trùm.

Ánh ơi,

Ánh nghĩ gì về sự hủy hoại này của anh. Sẽ qua đi qua đi phải không. Giai đoạn này anh chỉ có thể như thế mà thôi, không thể hơn được nữa. Còn phép mầu nào huyền nhiệm hơn để cứu rỗi.

...

(Trích thư ngày 9-5-1965)

● Bây giờ đã quá khuya. Chương trình chủ đề về tình yêu còn để lại một vị đắng rất mỏng. Mọi người cũng đã ngủ từ lâu và anh cũng phải quyết định một lần cho cả Ánh lẫn anh, một quyết định thật khó khăn mà chẳng ai trong cuộc dám dứt khoát với chính mình. Quyết định nào cũng có sự khổ sở của nó. Anh cam đành làm kẻ bội bạc để mở ra cho Ánh sự ngạt thở bấy lâu trong đó người này hay kẻ kia đã cố đóng cho trọn vai của mình. Cho đến phút này anh vẫn cảm thấy chỉ riêng anh đã sống thật hồn nhiên trong tình yêu đã qua.

“Chúng mình chấm dứt tình yêu đó ở đây”. Hãy xem mọi lầm lỗi đều ở anh cả. Và bên sau quyết định này là một lối ngõ thênh thang trên đó Ánh hãy đi vào những phiêu lưu mới đừng ăn năn, đừng băn khoăn gì cả.

Tất cả đã rõ như một khoảng trắng.

Cũng đành vậy thôi.

Anh đang nhìn tình yêu ở một độ cao nhất của thủy triều. Quyết định như không thuộc về anh.

Anh xin cảm ơn bốn năm ròng rã nâng niu tình yêu đó. Cũng xin cảm ơn những buổi đợi chờ thật dịu dàng không bao giờ còn có được.

Để vĩnh biệt nhau trong tình yêu đó anh chỉ muốn khuyên Ánh trong tương lai hãy tự tin hơn và bớt suy tính.

Anh đã bất lực không cứu vãn được gì nữa cho tình yêu của mình. Thêm một lần đánh mất và thất lạc những vàng son.

Đã viết quá dài ngoài ý muốn nhưng nói một lần mà cho tất cả về sau.

Cầu mong thật nhiều bình an cho Ánh và đời đời hạnh phúc trong những dự tính mới ở tương lai.

(Trích thư ngày 25-3-1967)

(1) Tiểu thuyết Terre promise (Đất hứa) của văn hào Pháp André Maurois.

NGUYỄN DUY
(Hoàng Điệp ghi)
Về Đầu Trang Go down
http://yume.vn/tonyvanthang_dalat
King of Loves
* Smod *
* Smod *
King of Loves


Tổng số bài gửi : 394
Join date : 13/10/2010
Age : 35
Đến từ : Kingdom of Loves

Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người   Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Icon_minitimeSun May 29, 2011 10:02 am

Trịnh Công Sơn & những bức thơ tình
Trịnh Công Sơn: Thư tình gửi một người

Ngày 1/4/2011, đúng mười năm sau ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm để rong chơi chốn vĩnh hằng, bà Dao Ánh – người tình đầu tiên – một trong những người tình đã mãi mãi bất tử bằng những ca khúc của ông cho công bố hơn 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn gửi cho bà.

Trịnh Công Sơn đã nói tiếng yêu em bằng ngôn ngữ thật đẹp, là bản chúc thư ca ngợi tình yêu, là thân phận, là những dằn vặt triền miên về kiếp người. Người ta nói nghệ thuật là đời sống riêng biệt, hiếm hoi. Trong trường hợp này, dường như tình yêu đã làm nên những cảm xúc để từ đó ra đời những tình khúc huyền thoại để lại cho cuộc đời.

Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Image-5742_4D658901

Dao Ánh lần trở lại năm 1998. Ảnh: TLGĐ


Sau gần nửa thế kỷ, hơn ba trăm bức thư tình mới được chủ nhân của nó tiết lộ, hé mở phần sâu thẳm trong trái tim một nhạc sĩ tài hoa, gắn với một thời đoạn khai sinh những ca khúc bất hủ về tình yêu và thân phận...

25 tuổi, tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn, Trịnh Công Sơn đã chọn B’lao, một thị trấn chênh vênh giữa những tầng mây để sống như một kẻ ẩn dật, ôm theo mối tình si với người con gái xứ Huế mang tên Dao Ánh.

Bức thư đầu tiên anh gửi ngày 17/9/1964, với những lời mở đầu như một tiếng reo vui “Dao Ánh, Dao Ánh, Dao Ánh…”. Nét chữ của anh hồi ấy nắn nót như những nốt nhạc: “Anh cảm ơn Ánh nghìn lần đã yêu thích thiên-đàng-sương-mù của anh. Anh sẽ cố gắng yêu thích lấy nó đến bao giờ không thể. Ở đây có cái tự do của con người mỗi ngày chỉ thấy mình và trời đất…”.

B’lao bỗng hiển hiện thật rõ nét với hình ảnh một người đàn ông mơ mộng trầm tư ngày ngày chỉ có một niềm vui duy nhất là ra bưu cục đón nhận những bức thư. Anh viết về những ngày dài hoang vu, những buổi sáng thức dậy trong im lặng, những buổi tối trăng non… Anh gọi tên Dao Ánh không biết bao nhiêu lần trong thinh không… Anh dệt lên trong tâm tưởng một hình ảnh thật trinh nguyên, một Dao Ánh với “mái tóc thật dài, với tâm hồn lá non và tiếng cười hồn nhiên như một buổi sáng mùa xuân…”. Bắt gặp đâu đó trong những cuộc hẹn hò bất thành của anh là những giận hờn, trách cứ như biết bao người đàn ông khác trong tình yêu. Nhưng trách cứ của anh sao mà dịu dàng, sao mà ngọt ngào, yêu thương.
Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Image-34B6_4D658901

Những kỷ niệm đẹp nhất giữa hai người đã trở thành cái cớ cho những suy tư về thân phận, về chiến tranh, về tình yêu của Trịnh Công Sơn tuôn trào. Hay có lẽ cái khoảng cách vời vợi giữa một tình yêu quá mộng mị đã giúp anh soi rọi một cách trầm tĩnh nhất vào cái hố thẳm của riêng mình, để gọi tên những cảm xúc cho Phúc âm buồn, Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh, Như cánh vạc bay, Chiều một mình qua phố… Dao Ánh còn giữ lại nguyên vẹn bản viết tay đầu tiên của Mưa hồng, Tuổi đá buồn với lời đề tặng “bản của Ánh đó”. Suốt cả mùa hè năm 1965, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lơ lửng giữa sự sống và cái chết, với những cơn hôn mê trước giấc ngủ của một kẻ tuyệt vọng cùng cực. Những ca khúc phản chiến, kêu gọi hoà bình rúng động lòng người đã ra đời chính trong thời điểm này, như Ca dao mẹ, Lại gần với nhau, Người con gái Việt Nam da vàng... Những ca khúc tranh đấu quyết liệt để giành lại quyền sống, để được làm người.
Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Image-8142_4D658901

Trịnh Công Sơn dạy tại B’lao chỉ ba năm, từ 1964 đến 1967, ba năm đều đặn với hơn ba trăm bức thư tình. Quả thật anh là người viết thư tình lãng mạn nhất của thời đại. Bức thư đầu tiên anh nói lời cảm ơn, và bức thư chia tay cuối cùng, anh cũng nói lời cảm ơn. Mỗi lá thư của anh như một đoản văn đầy chất thi ca, chứa đựng tâm trạng lo âu, dằn vặt triền miên về kiếp người, lòng tin vào những điều tốt đẹp đang dần mất đi trong cõi nhân gian. Đây thực sự là mảng văn chương ấn tượng trong cuộc đời nghệ thuật của Trịnh Công Sơn, bên cạnh gia tài đồ sộ về âm nhạc của anh.

Năm 1993, Dao Ánh đã trở lại Việt Nam, và gặp lại Trịnh Công Sơn. Xin trả nợ người đã được anh viết liền một mạch vào đêm mùng ba tết năm ấy. Dưới bản nhạc anh viết tặng Dao Ánh là một tiếng thở dài đau nhói: “Nỗi buồn xin lỗi bàn tay/Tấm thân hiu quạnh ngồi say một mình…” Dao Ánh đã ly dị chồng ngay sau cuộc hội ngộ buồn bã này.
Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Image-507B_4D658901

Thủ bút Trịnh Công Sơn.


Những lời cuối cùng anh viết cho Dao Ánh là những ngày anh nằm trên giường bệnh. Anh không thể cầm bút được, nên phải đọc cho người bạn Sâm Thương viết giùm mình, và gửi qua email. Vẫn là những lời an ủi thật dịu dàng: “Ánh cố gắng tìm được những niềm vui nhỏ nhắn trong cuộc sống bình thường là quý giá lắm rồi. Chúc Ánh một cái tết thú vị dù chỉ một mình hay với người khác…”.

Hơn bốn mươi năm đã qua, bao tao loạn, thăng trầm, chiến tranh liên miên, rồi lấy chồng, sang Mỹ... vậy mà Dao Ánh vẫn cất giữ nguyên vẹn những bức thư tình, những chiếc phong bì, kể cả từng chiếc lá dã quỳ anh ép trong thư, cả những giọt nến anh đốt lên để viết tên chị... Nhưng có một điều ít ai biết, là lúc đó Ngô Vũ Dao Ánh, em gái của Ngô Vũ Bích Diễm (nhân vật của Diễm xưa), chỉ mới… mười lăm tuổi.
Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Image-194A_4D658901

Không ít người thắc mắc tại sao đến giờ này, Dao Ánh mới chịu công bố những bức thư tình. Chính chị đã phải trải qua những ngày dài đắn đo, nên mười năm sau ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng ta mới được chiêm ngưỡng nó. Trong thư gửi Trịnh Vĩnh Trinh, em gái Trịnh Công Sơn, Dao Ánh viết: “Hãy nghĩ về anh Sơn không phải chỉ để dành riêng cho một con người, một gia đình, một thành phần cụ thể nào cả… Dù cho mình có yêu thương anh Sơn thế nào đi nữa thì anh đã là một vĩ nhân rồi, và theo hướng nhìn đó anh đã là của tất cả mọi người. Dao Ánh đã tập nghĩ cho mình như thế, để có thể giao phó tập thơ này cho gia đình xuất bản, như một món quà để lại cho thế hệ đời sau và văn chương Việt Nam…”.
Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Image-EDB6_4D658999

Bà Dao Ánh chụp chung cùng gia đình nhạc sĩ trong đêm nhạc Trịnh Công Sơn ở Vũng Tàu năm 2008. Ảnh: Nguyệt Vy


Nhà thơ Nguyễn Duy, người được gia đình Trịnh Công Sơn tin cậy giao phó việc biên tập và xuất bản tác phẩm Thư tình gửi một người, thổ lộ: “Đọc hết ba trăm hai mươi bức thư tình, tôi gần như choáng váng. Cảm ơn những người tình như Dao Ánh đã biết gìn giữ tình yêu của anh Sơn trong bốn mươi sáu năm qua, tức là gần nửa thế kỷ. Dao Ánh vừa là một tình yêu rất cụ thể, đồng thời là một tình yêu biểu tượng. Một tình yêu cụ thể đã chấm dứt, nhưng biểu tượng tình yêu thì bất tử với thời gian…”.


Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Image-DE3B_4D658999
B’lao, Ngày 25/Mars/1967


Bây giờ đã quá khuya, chương trình chuyên đề về tình yêu còn để lại một vị đắng rất mỏng. Mọi người cũng đã ngủ từ lâu và anh cũng phải quyết định một lần cho Ánh lẫn cho anh. Một quyết định thật khó khăn và chẳng ai trong cuộc dám dứt khoát với chính mình. Quyết định nào cũng có sự khổ sở của nó. Anh cam đành là kẻ bội bạc để mở ra cho Ánh sự ngạt thở bấy lâu trong đó người này hay kẻ kia đã cố gắng đóng cho trọn vai trò của mình. Cho đến phút này anh vẫn cảm thấy chỉ riêng mình anh đã sống thật hồn nhiên trong tình yêu đã qua.

“Chúng mình chấm dứt tình yêu đó ở đây”

Hãy xem mọi lầm lỗi đều ở anh cả và sau quyết định này là một lối ngỏ thênh thang trên đó Ánh hãy đi vào những phiêu lưu mới đừng ăn năn, đừng băn khoăn gì cả. Tất cả đã rõ như một khoảng trắng. Cũng đành vậy thôi.
Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Image-4E3A_4D658999

Bà Ngô Vũ Dao Ánh lần trở lại mười năm sau. Ảnh: Nguyệt Vy


Anh đã nhìn tình yêu ở một độ cao nhất của thuỷ triều. Quyết định như không thuộc về anh. Anh xin cảm ơn bốn năm ròng rã nâng niu tình yêu đó. Cũng xin cảm ơn những buổi đợi chờ thật dịu dàng không bao giờ còn có được. Để vĩnh biệt nhau trong tình yêu đó anh chỉ muốn khuyên Ánh, trong tương lai hãy tự tin hơn và bớt suy tính.

Anh đã bất lực không cứu vãn gì được cho tình yêu của mình. Thêm một lần đánh mất và thất lạc những vàng son.

Đã viết quá dài ngoài ý muốn nhưng nói một lần mà cho tất cả về sau.

Cầu mong thật nhiều bình an cho Ánh và đời đời hạnh phúc trong những dự tính mới ở tương lai.

Thân yêu

Trịnh Công Sơn
Về Đầu Trang Go down
http://yume.vn/tonyvanthang_dalat
King of Loves
* Smod *
* Smod *
King of Loves


Tổng số bài gửi : 394
Join date : 13/10/2010
Age : 35
Đến từ : Kingdom of Loves

Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người   Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Icon_minitimeSun May 29, 2011 10:07 am

Những ngày qua, đại diện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ông bà
Nguyễn Trung Trực - Trịnh Vĩnh Trinh, cùng nhà thơ Nguyễn Duy, nhà báo
Nguyễn Trọng Chức, nhà nghiên cứu Bùi Vĩnh Phúc đã kết hợp với NXB Trẻ
(TPHCM) để biên soạn và ấn hành bộ sách kỷ niệm 10 năm ngày mất nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn (2001 - 2011) - trong đó có cuốn Thư tình gửi một người, công bố hàng trăm bức thư của Trịnh Công Sơn viết gửi người yêu trước đây...
Người nhận lưu giữ cẩn thận suốt gần nửa thế kỷ nay - kể từ bức thư đầu
tiên Trịnh Công Sơn viết ở Blao gửi về Huế cuối thu 1964, đến bức cuối
cùng gửi từ TP.HCM ra nước ngoài tháng 1.2001, trước lúc ông qua đời
vài tháng (1.4.2001). Tất cả đều gửi đến một người - người ông yêu từ
năm cô ấy là nữ sinh 16 tuổi: Ngô Vũ Dao Ánh.
Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Ngo-vu-dao-anh
Ngô Vũ Dao Ánh (lúc 16 tuổi) và Trịnh Công Sơn thời trẻ - Ảnh do gia đình nhạc sĩ TCS cung cấp
Chị Dao Ánh hiện sinh sống ở nước ngoài và suốt mấy chục năm qua, chị
không muốn ai đọc những bức thư “dành cho riêng mình”, song gần đây,
chị đã quyết định dành tặng lại gia đình nhạc sĩ. Chúng tôi đến gặp ông
bà Nguyễn Trung Trực - Trịnh Vĩnh Trinh để được “đọc trước” tại chỗ
những bức thư ấy trước khi Thư tình gửi một người ra mắt độc giả dự kiến vào 31.3.


“Tình
yêu, với Trịnh Công Sơn, là diễm tình. Trước hết là phải đẹp, đẹp trong
từng lời bội bạc, bước chân quay gót, trong dang dở và tan vỡ. Sẽ không
có mối tình rách rưới hay nhầy nhụa, sẽ không có mối tình than khóc lâm
ly, sẽ không có luôn cả đau khổ, hoặc nếu có chăng nữa thì đó là một
nỗi đau khổ đã đành, dành sẵn... Trịnh Công Sơn ca ngợi tình yêu bằng
cách vẽ ra vùng ảnh hưởng của tình yêu qua giọt nắng thủy tinh, cây
cầu, hạt mưa, hàng cây chụm đầu vào nhau... Khi vẽ ra “áo xưa lồng
lộng” chẳng hạn, tác giả không vẽ vạt áo, mà vẽ kỷ niệm, vẽ không khí
và hơi ấm của áo” - Bửu Ý

Thật khó nói ngay hết một lần
tất cả những xúc động, những bất ngờ khi đọc thư của một người đang
yêu, người đó lại là một nhạc sĩ tài hoa như Trịnh Công Sơn: “Suốt
cả đêm hôm qua anh nằm mơ thấy Ánh. Có Ánh rất yên lành trên những con
đường xa lạ của một mùa hè đã qua mà phượng vẫn còn đỏ ngời (...) Ánh
mặc áo nâu, tóc mềm như mây có cả chiếc nơ màu nâu nhạt cài lên rất
huyền hoặc (...) Bây giờ tháng chín. Anh gởi về cho Ánh sương mù và mây
tháng chín ở đây” (thư Blao 2.9.1964). Hoặc: “Anh nhớ Ánh, nhớ Ánh ,
nhớ Ánh mà không nói được với ai. Như tiếng kêu của một loài kiến nhỏ.
Làm thế nào Ánh nghe thấy... Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh trở về buổi
trưa mắt buồn, áo trắng... Rất mong thư Ánh mỗi ngày mỗi giờ mỗi tháng
mỗi năm...” (thư Sài Gòn 16.2.1965). Hoặc vẫn tha thiết như: “Anh bây
giờ đang có một điều cần nhất là: Yêu Ánh vô cùng. Anh đang nhớ lắm
đây. Tình yêu đó bỗng đổi dạng như một phép lạ...”
(thư Sài Gòn
16.9.1966). Cạnh tình yêu, tình nhớ, tình xa, tình sầu, qua hàng trăm
bức thư của nhạc sĩ, chúng ta được biết thêm nhiều điều về sinh hoạt
của một số vùng thời còn chiến tranh cách đây gần 50 năm, như ở Sài
Gòn, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Đơn Dương, và nhất là Blao. Biết được thêm
về đời sống riêng của Trịnh Công Sơn qua các dòng thư nhắc đến tình cảm
của ông với những người thân trong gia đình. Có cả những dòng kể về các
bạn thân của ông như Đinh Cường, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Bửu Ý, Lữ Quỳnh,
về các nhạc sĩ như Phạm Duy và ca sĩ Thái Thanh, Bạch Yến, Kim Vui,
Minh Tuyết, Khánh Ly chẳng hạn. Qua thư tình, khi trò chuyện với người
yêu,Trịnh Công Sơn cũng bày tỏ ít nhiều tâm trạng và những trăn trở của
giới trí thức quanh ông. Thư nhắc đến nhiều ca khúc nổi tiếng như: Rưng rưng dưới mưa trời (với lời Pháp J’ irai pleurer sous la pluie), hoặc bản Giao hưởng dang dở (Symphonie Inachevée)
của Schubert, nhiều nhà văn, triết gia như Albert Camus, André Maurois,
Frank Kafka, Ernest Hemingway, các ca sĩ Elvis Presley, Richard
Anthony, Howard Greenfield, Carole King, các diễn viên James Dean,
Steve Mc Queen - tất cả cho ta biết thêm về sức cảm thụ văn học và nghệ
thuật của người đương thời. Về sáng tác, qua thư tình của nhạc sĩ họ
Trịnh, có thể biết chính xác người tình nào đã tác động mạnh mẽ đến
việc thai nghén và ra đời một số ca khúc tuyệt vời như Lời buồn thánh, Tuổi đá buồn, Mưa hồng,Gọi tên bốn mùa...
Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Bai-hat
Tình khúc Còn tuổi nào cho em do Trịnh Công Sơn chép tặng Dao-Ánh-sương-mù
Đến năm 1989, Trịnh Công Sơn đã 50 tuổi, viết gửi Dao Ánh (đã ra nước ngoài) có ý trách nhẹ:
“Dao Ánh ơi, lâu lắm mới viết lại tên Ánh trên tờ thư (...) Anh nhớ Ánh
như những ngày xưa (...) Những kỷ niệm xưa đã nằm trong những bài hát
của anh. Ánh thì chẳng giữ lại gì cả. Thế mà cũng hay. Hãy để một người
khác giữ và mình thì đã lãng quên hoặc nhớ trên một văn bản không bao
giờ có thực”
(thư TP.HCM 14.8.1989). Có lẽ ông nghĩ Dao Ánh “chẳng
giữ lại gì cả”, hoặc nếu có nhớ nhau thì chỉ nhớ trên tờ thư đã bị đốt
cháy, đã tan theo khói và tro tàn. Nhưng thật ra, ở một phương trời xa,
chị Dao Ánh vẫn giữ từng bức thư mà Trịnh Công Sơn gửi cho mình; giữ cả
những bông hồng đã ngả màu thời gian do nhạc sĩ ép trong thư hơn 45 năm
trước và có cả những bông lau trên đồi Blao nữa. Giữ những giọt nến do
Trịnh Công Sơn nhỏ xuống trang thư thành chữ ÁNH khá lớn. Giữ những bài
hát mà Trịnh Công Sơn tự tay chép tặng chị khi còn trong phác thảo, như
bài Còn tuổi nào cho em - được kể rõ trong thư viết từ Blao 3.12.1964:
“Những buổi sáng này anh lại đi qua từng bãi sương mù và từng bãi hoa
cỏ tím. Mặt trời lên, hoa cỏ trông xa như tơ tím ngát. (...) Những ngày
nằm vùi ở đây không còn ai, anh đã ngồi trong mùng và viết xong bản:
Còn tuổi nào cho em...”. Bản ấy được nhắc lại trong thư viết ở Đà Lạt chiều cuối năm 31.12.1964:
“Chỉ còn hai giờ nữa là năm sẽ hết. Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi, anh
đi ra phố uống rượu một tí rồi sẽ về viết tiếp cho Ánh, Ánh nghe. Tất
cả những gì linh thiêng nhất anh đã kết tụ lại để nghĩ về Ánh cho một
ngày một đêm một giờ cuối cùng của năm… Ánh có buồn lắm không. Hãy
ngước mắt lên cho anh nhìn. Mây sẽ kết trên vùng mắt đó. Anh đã nói thế
trong lời ca Còn tuổi nào cho em cho Ánh, có bằng lòng thế không Ánh?”.
(Còn tiếp)

G.H - D.L
thanhnien
Về Đầu Trang Go down
http://yume.vn/tonyvanthang_dalat
Sponsored content





Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người   Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Trịnh Công Sơn - Bức thư tình gửi 1 người
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hài Nhật Cường_Toilet công cộng
» Tìm người tâm sự
» Bí kíp võ công (xem thoy đừng làm theo)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhatkituoiyeu.tk :: -๑۩۞۩๑ღKhu vườn tình ái -๑۩۞۩๑ღ :: Nhật ký vĩ nhân-
Chuyển đến